Gióng
Giới thiệu dự án
[b]Gióng[/b] chính là hình tượng của người dân [b]Việt[/b] hiền lành, bé nhỏ, quanh năm chăm chỉ làm ăn. Nhưng khi kẻ thù ngoại bang gây binh biến, [i]chân trần áo vải[/i] bỗng chốc lớn lên mà hoá anh hùng.
Cho nên, tôi muốn tạo hình một Thánh Gióng khác biệt:
[color=5D7186]không phải mãnh hổ đang tung hoành trận mạc, người lừng lững bước ra từ cuộc chiến. Cởi bỏ giấu tích chiến tranh và chết chóc, rồi bay về bầu trời xanh thẳm, để lại thênh thang yên bình. Hùng tráng mà gần gũi, thoát tục mà vẫn sơ khai, không giết chóc, cũng không hoàn toàn thần thánh. Bởi [b]Gióng[/b] sinh ra không phải từ thần thoại, người bước ra từ dân gian.[/color]
[color=1E3B58][i]----------------------------------------------------------------------------------- ----------
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Nguồn:tủ sách mở Wikibooks)[/i][/color]
Cho nên, tôi muốn tạo hình một Thánh Gióng khác biệt:
[color=5D7186]không phải mãnh hổ đang tung hoành trận mạc, người lừng lững bước ra từ cuộc chiến. Cởi bỏ giấu tích chiến tranh và chết chóc, rồi bay về bầu trời xanh thẳm, để lại thênh thang yên bình. Hùng tráng mà gần gũi, thoát tục mà vẫn sơ khai, không giết chóc, cũng không hoàn toàn thần thánh. Bởi [b]Gióng[/b] sinh ra không phải từ thần thoại, người bước ra từ dân gian.[/color]
[color=1E3B58][i]----------------------------------------------------------------------------------- ----------
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Nguồn:tủ sách mở Wikibooks)[/i][/color]
Zider đã tham gia gởi bình luận |
mingnguyen, easyart, bachho1000, phanxico, chrismonkey, vidaka, mingxiao, zoomic, splendidriver, seraph, dhiben, marooned, Kawasan, blackan, Taysonuss, max, hdh8008, Cooldesignvn, atckatck, nixie, donamuo |
Anyway, bạn làm rất tốt mình thích những tác phẩm Việt Nam.
mà hình như miệng của con ngựa hơi bị bự. Gióng này nhìn dzui quá: tóc trắng kiểu Nhật, mặt, thân người thì lực lưỡng như người Châu Âu. Hình và nền hơi tách biệt. Nhưng nhìn chung thì đẹp và hoành tráng :D FAV
Quốc tế hóa hình tượng Gióng hoàn toàn ko nằm trong ý đồ của tác giả. Híc, cái này là... tai nạn :D
Thanks bạn nhìu hen
1. Người của bạn vẽ phần dưới và phần trên tỉ lệ ko đều.
2. Ngựa thì nhìn kỹ thấy chân sau đùi bự, cẳng chân nhỏ và ngắn. Chân sau phía tối thì nhìn ko ra chân....
Nhưng nhìn chung dáng con ngựa nhìn cũng dũng mãnh...
Quả là Vik cũng có hơi đuối giải phẩu phần dây chằng bên hông khớp gối. Sau tác phẩm này, chắc phải trau dồi thêm nhiều hơn.
Cảm ơn góp ý của bạn :)
Thêm nữa là phần bên phải bức tranh cho cảm giác yên bình nhưng hơi trống trải. Em nghĩ nếu kéo cái bờ nước sâu vào tranh một chút và cho cây cối rậm rạp vào đó, thêm nữa là một bầu trời mây có hình thì sẽ đẹp hơn :D
i theo em thì .. tây quá , trong cách thể hiện , nhân vật và cách nhìn không mang vẻ á đông hay những con người á đông
và cái mặt trăng sau chỉ cần có một lớp mờ nhạt nhòa tách ra khỏi phía trước thì sẽ không có cảm giác ảnh ghép ?
cái này chắc là do dùng chuột nên lúc vẽ không phóng khoáng được phải không ạ?
rất kết cái ý tưởng ^^
Cảm ơn bạn đã góp ý rất chí lý :)
Là vì chỉ có Thánh Gióng là người nhà trời. Con ngựa khi không được bay lên trời nên thành ra nó hí hửng :D :D :D
- Phối cảnh bị sai quá nặng: Hình ng ngựa thì nhìn từ dưới lên trong khi mặt nước lại nhìn từ trên xuống. Mặt trăng ở xa contour quá sắc, sai xa gần và sử dụng nhiều hardbrush nên ko ăn nhập ko gian.
- Cảm giác bị cắt ghép: Do gam màu ko thống nhất và dáng ngựa quá quen thuộc, cảm giác lấy từ 1 tượng đài có sẵn quen thuộc của châu Âu. Có thể nguyên nhân do con ngựa quá trắng, khác xa truyền thuyết ngựa sắt và cái bệ rất giống phong cách tượng đài. (hình ảnh quen thuộc có thể dễ dàng gặp trên net, m ko có ý là bạn rip ở đâu đó)
- Giải phẫu sai nhiều quá. Bụng ngựa bị vặn nên ko có tiết diện tròn. Chân sau cùng của ngựa trong tối bị thừa xương. Gân sau gối đè lên cẳng chân nhìn từ dưới lên, mất cảm giác trước sau. Bàn tay bên phải cảm giác đấm từ trong bờm ngựa ra do sai chiều ánh sáng trên dưới.
Trên đây chỉ là vài chỗ mà mình thấy nổi bật. Comments are just comments. Bạn sử dụng kỹ thuật đúng chỗ hơn thì sẽ rất tuyệt. COngr!
Với giải phẫu con ngựa, bạn chỉ cần nhấc toàn bộ phần thân ngựa tính từ sau chân Gióng và nhấc xuống khoảng 7mm là OK ngay, bụng sẽ gắn với thân trên hơn và cũng đủ độ tròn dày để Gióng có thể ngồi lên.
Phần tay Gióng đưa ra sau cũng rất người, m rất thích chất ở vùng ấy, nom giống bìa album Manowar :D
Dù sao những chỗ sai trên cũng là sai theo kiểu ng "biết vẽ". Ng ko biết vẽ ko sai được như thế. Go on, bro :)
@vidaka: dù sao cũng fav cho kỹ thuật và cảm xúc mà vik đã đạt vào tác phẩm của mình !
- Phối cảnh như vậy không sai, vì góc nhìn có cao độ thấp hơn mỏm núi nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mặt nước. Do đó, "Hình ng ngựa thì nhìn từ dưới lên trong khi mặt nước lại nhìn từ trên xuống". 99% Vik sài chỉ 1 loại brush cho ra chất sơn dầu nhưng có vẻ không đạt lắm.
- Vik có tham khảo rất nhiều hình ảnh trên Net để lấy tư liệu về ngựa. Dáng ngựa truyền thống nên nhận xét của bạn hoàn toàn đúng. Gam màu không thống nhất là có chủ định, Vik muốn tạo bối cảnh mà một bên là chiến tranh loạn lạc, 1 bên là cảnh yên bình (như đã giải thích ở trên).
- Giải phẫu thì "phang đại" là nhiều, cả người lẫn ngựa, cái này là cố tật. Vik vẽ theo tiêu chí: nắm cơ bản, lạm dụng phang chi tiết ==> Nịnh con mắt nhưng không hàn lâm! (hậu quả).
Cảm ơn bạn lần nữa :D
Thankiu! :D