Tan Chau Silk
Giới thiệu dự án
Trong chuyến offline về Châu Đốc và Tân Châu (An Giang) tôi và Zisss Group có dịp ghé thăm một cơ sở sản xuất lụa tại đây. Được biết lụa Tân Châu là một “đặc sản” của xứ Tân Châu đã một thời nổi tiếng. Sản phẩm chính của lụa này là vải Lãnh Mỹ A dùng để may quần của phụ nữ. Điểm quí giá của vải Lãnh Mỹ A là có màu đen huyền, sắc bóng láng, đặc tính bóng láng bền vững cho đến khi vải rách. Nhưng đến khoảng thập niên 1960 lụa bị đánh bại bởi loại vải nylon dầu, vì loại nylon này vừa rẽ lại vừa bên. Từ đó các xưởng dệt ở đây đóng của dần, và gần như mai một.
Trong những năm gần đây thị trường bắt đầu chú ý đến lụa Tân Châu vì đặc tính đen huyền và bóng láng này. Một số nhà tạo mốt đã dùng vãi Lãnh Mỹ A may trang phụ cho nghệ sĩ, các du khách nước ngoài cũng thích loại vải này… Đây là cơ hội để khôi phục lại ngành nghê truyền thống này. Một số người gắn bó lâu đời với nghề dệt lụa Tân Châu bắt đầu nhen nhóm hoạt động trở lại. Nếu nơi đây phát triển thành làng nghề thì cũng có tác dụng tốt cho việc mở rộng du lịch.
Sở dĩ vải Lãnh Mỹ A có màu đen là bóng loáng là nhờ được nhuộm bằng trái mặc nưa. Ông chủ xưởng vải cho biết cây này có nguồn gốc từ Campuchia, được người Pháp đưa về đây để dùng làm chất nhuộm. Trái mặc nưa được đâm ra và lấy nhựa để nhuộm. Để có được màu đen bóng như thế vải phải được nhuộm nhiều lần, nhuộm, phơi, rồi lại nhuộm… kéo dài khoảng 2 tháng mới xong.
Bây giờ ngoài màu đen truyền thống người sản xuất tìm được kỹ thuật nhuộm lụa được nhiều màu khác nhau.
Bức hình mà Rock chụp này là một trong những công đoạn nhuộm vải thủ công bằng trái mặc nưa,đôi tay đen đúa của người thợ nhuộm nhưng góp phần làm đẹp cho đời...
Mong là một chút đóng góp nhỏ nhoi,mong những làng nghề truyền thống như thế này sẽ không mai một...
Trong những năm gần đây thị trường bắt đầu chú ý đến lụa Tân Châu vì đặc tính đen huyền và bóng láng này. Một số nhà tạo mốt đã dùng vãi Lãnh Mỹ A may trang phụ cho nghệ sĩ, các du khách nước ngoài cũng thích loại vải này… Đây là cơ hội để khôi phục lại ngành nghê truyền thống này. Một số người gắn bó lâu đời với nghề dệt lụa Tân Châu bắt đầu nhen nhóm hoạt động trở lại. Nếu nơi đây phát triển thành làng nghề thì cũng có tác dụng tốt cho việc mở rộng du lịch.
Sở dĩ vải Lãnh Mỹ A có màu đen là bóng loáng là nhờ được nhuộm bằng trái mặc nưa. Ông chủ xưởng vải cho biết cây này có nguồn gốc từ Campuchia, được người Pháp đưa về đây để dùng làm chất nhuộm. Trái mặc nưa được đâm ra và lấy nhựa để nhuộm. Để có được màu đen bóng như thế vải phải được nhuộm nhiều lần, nhuộm, phơi, rồi lại nhuộm… kéo dài khoảng 2 tháng mới xong.
Bây giờ ngoài màu đen truyền thống người sản xuất tìm được kỹ thuật nhuộm lụa được nhiều màu khác nhau.
Bức hình mà Rock chụp này là một trong những công đoạn nhuộm vải thủ công bằng trái mặc nưa,đôi tay đen đúa của người thợ nhuộm nhưng góp phần làm đẹp cho đời...
Mong là một chút đóng góp nhỏ nhoi,mong những làng nghề truyền thống như thế này sẽ không mai một...
Zider đã tham gia gởi bình luận |
dangkimngan, Cooldesignvn, kanguru, xekodes, Taysonuss, ngocviendesign, dhquan8x, Xukami, catdesigner, rockmonkey, beheocon, vuhoangphuong, letter, cruise |
Tấm này bố cục nhìn đã quá!
Lúc nhìn bé tgh đang nghịch cái vòi voi :D:D