hát xẩm tranh kính điêu khắc vinhcoba

» Digital » 3D |     08-05-2011     | Tác giả: vinhcoba Đề cử tác phẩm Đặc sắc

Giới thiệu dự án

là hát xẩm. Một gánh hát xẩm chỉ một đến ba người,với nhạc cụ cầm tay là cái nhị,cái đàn tranh hoặc cây sáo trúc, có người thì dùng đồ sịn, có người tự chế.Sau ngày hòa bình có gánh xẩm hát nhạc đỏ thì họ chơi ghi ta và thêm cái loa sắt. Xẩm nghèo chỉ có hai cái thìa nhôm để dập phách
Các cụ kể rằng, khi sinh ra đã thấy hát xẩm, xẩm có từ bao giờ cũng không ai biết .thông thường hát chèo,quan họ ,tuồng,cải lương, ả đào đều có đất diễn riêng như sân đình ngày hội hoặc hát trong rạp có sân khấu , diễn viên được mặc đẹp ,trang điểm cẩn thận…Còn như gánh xẩm thì ngược lại họ thường là những người đui mù què sứt cặp cạ với nhau, lương tựa vào nhau mang tiếng đàn, lời ca đi khắp nơi tha phương cầu thực .Hành trang họ mang theo ngoài cây nhạc cụ là cái gậy đễ dò dẫm đi đường, cái bị rách đủ đế đựng đồ cho gánh hát,và một cái đấu gỗ cũ kỹ dùng để xin tiền.
Chợ phiên ở làng cứ năm ngày,bẩy ngày lại đến phiên họp chợ ,xẩm vừa đi vừa hát vừa xin tiền có người thương xẩm hoặc yêu tích hát của xẩm mà cho vài xu. Cho nhiều cho ít xẩm dừng lại hát một đoạn để cảm tạ. Ngày thường xẩm thường lên thành phố hoặc ở các bến tàu, bến xe hát cho khách đi đường quên thời gian chờ đợi.Chỗ nào đông người thì xẩm mò tới.
Xẩm hát hay lắm, mặc dù đui mù nhưng xẩm thường có chất giọng đặc biệt. Một chất giọng đi vào lòng người êm ái ,du dương, xẩm thường hát những tích kể về cuộc đời khốn khó của mình để làm động lòng người nghe .Xẩm có thể hát các tích chèo như tấm cám, tống chân cúc hoa,phạm tải ngọc hoa, lưu bình dưng lễ…Có thể xẩm hát quan họ Bắc Ninh với các tích qua cầu gió bay,người ơi người ỏ đừng về... Xẩm thuộc hàng trăm bài hát đủ các thể loại, tích nào xẩm hát cũng rất hay. Không chỉ chất giọng mà lời ca xẩm hát gần gũi với các số phận đời thường.bởi vậy khi nhàn rỗi ai cũng thích nghe xẩm hát, có tiền cũng được, không có tiền cũng được nghe. Thích nghe tích gì xẩm hát cho nghe.
Tôi tò mò hỏi làm sao xẩm thuộc nhiều bài thế, thì ra muốn làm xẩm phải có năng khiếu ca hát và học thầy xẩm. Thầy xẩm là xẩm hoắc liền anh liền chị trong nghề hát.tất nhiên học phải mất tiền.có khi xẩm đi hành nghề vài tháng mới trả được tiền học.Thầy thương xẩm tàn tật thầy dậy dỗ đến nơi đến chốn . Khi ra hành nghề xẩm không bị ai chê trách bao giờ.xẩm hiền lành không tranh, không đua. Đi đường gặp mặt xẩm chào nhau ,nhường nhau chỗ làm việc như người một nhà. Xẩm nghèo lắm nhưng không xin bao giờ ,xẩm chỉ bán rẻ lời ca tiến hát cho dân mình nghe .Dân mình ai cũng thương xẩm ,có bé nào nghịch chêu xẩm là bị người lớn mắng ngay.
Ngày xưa những người tàn tật, số phận hẩm hưu nhưng họ đã vượt lên chí mình ,nhờ họ mà những câu hát dân gian mới lưu truyền đến ngày nay. Trải qua bao thời gian lịch sử hình ảnh những gánh xẩm vẫn còn đọng lại trong trí ức. Xẩm đã hoàn thiện sứ mệnh lịch sử của mình,lúp bóng trong câu ca xưa,trong văn hóa dân gian của người việt.Tưởng nhớ đến xẩm tôi khắc hình ảnh của một đôi vợ chồng mù hát xẩm bên góc chợ lúc rạng đông,để hình ảnh của họ tồn tại vĩnh cửu với thời gian.

Zider đã tham gia gởi bình luận
vinhcoba
  1. vinhcoba
    vinhcoba 12-07-2012, 03:07 AM
    ngày 22/2 âm lịch những nghệ sĩ hát xẩm lại tổ chức giỗ tổ tại đình Hào Nam, Hà Nội. Theo truyền khẩu, ông tổ nghề xẩm là một hoàng tử, ông là Trần Quốc Đĩnh, con trai vua Trần Thánh Tông.